Trong công nghiệp, các đám cháy lớn có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Có cả những nguyên nhân mà chúng ta không ngờ đến như:
- Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất. Các chất như: que diêm, dăm bào, gỗ (750800), khi hàn hơi, hàn điện, …
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180,
- Cháy do tác dụng của hoá chất. Do phản ứng hóa học. Một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mạch, …
- Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài, …
Ngoài ra, các đám cháy lớn xảy ra do:
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy. Nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
- Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ. Bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không gây nổ khi có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
- Cháy nổ. Trong công nghiệp hay dùng các thiết bị có nhiệt độ cao. Như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu. Chúng dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ. Ta có 2 loại nổ:
- Nổ lý học: Sự thay đổi áp suất đột ngột mà phát ra tiếng nổ; thường xuất hiện tại trạng thái bị bao, bịt kín.
- Nổ hóa học: Sự biến đổi về mặt hóa học trong một thời gian ngắn. Với tốc độ rất nhanh, tạo sản phẩm cháy rất lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn.
Diễn biến quá trình cháy:
to: nhiệt độ oxi hóa
tt: nhiệt độ tự bốc cháy
tn: nhiệt độ ngọn lửa xuất hiện
tc: nhiệt độ cháy